Câu hỏi thường gặp khi sử dụng máy lọc nước RO

Share on Facebook

1. Nhà tôi sử dụng nước giếng khoan có dùng được máy lọc nước RO không?
Trả lời: Về lý thuyết, khi bạn chọn công nghệ RO để lọc nước, có nghĩa là không cần quan tâm đến nước đầu vào. Chất lượng nước đầu ra luôn đảm bảo để nấu ăn và uống luôn được.
Tuy nhiên, chất lượng nước đầu vào thấp, đồng nghĩa với việc sớm phải thay lõi lọc, sớm tắc màng RO.
Kiểm tra nước bằng mắt thường, nước trong là có thể yên tâm sử dụng máy lọc RO. Các trường hợp nước giếng khoan đục... lên được lọc sơ bộ qua bể cát trước khi đưa vào máy.
- Máy lọc RO sử dụng màng thông thường sẽ hoạt động hiệu quả khi chỉ số đo bằng TDS (đo tổng lượng chất rắn hoà tan trong nước) <250 ppm. (Trên màng lọc này thường có kí hiệu: TW có nghĩa là nước máy)
- Hiện nay, đã có màng RO chuyên dụng dành cho nước giếng khoan áp dụng cho máy công suất nhỏ, gia đinh: Đọc thêm: Màng RO dùng cho nước giếng khoan..>>
- Giải pháp tổng thể cho máy lọc nước RO chạy trên nguồn nước giếng khoan có thể tham khảo phần: Đọc thêm: máy lọc nước RO hàng đặt..>>


2. Bao lâu phải thay lõi lọc?
Trả lời: Thật khó có câu trả lời chính xác trong trường hợp này. Thông thường, lõi lọc số 1 (5 mcron) - 3 tháng, lõi lọc số 2 (than hoạt tính)- 6 tháng, lõi lọc số 3 (1 micro) - 6 tháng, màng lọc RO - từ 24 đến 36 tháng, màng lọc T33 - từ 12 đến 24 tháng.
Câu trả lời từ nhà sản xuất chỉ mang tính chất định tính. Đừng quá tin tưởng vào các con số này.
Thực ra, tuổi thọ màng RO phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thực tế, có những nơi chỉ 4 tháng đã tắc màng.
Hoàng Gia TTS tập hợp 8 nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tuổi thọ màng RO: Đọc thêm: 8 nguyên nhân chủ yếu gây tắc màng RO..>>
Thông thường, các máy lọc RO thường bố trí cốc lọc số 1 trong suốt để khách hàng có thể tự nhận biết khi nào nên cần vệ sinh hay thay thế lõi lọc. Lõi lọc số 1sẽ là lõi thay thế thường xuyên nhất.


3. Có thể tự vê sinh màng RO không?
Trả lời: Màng RO có kích thước khoảng 0,001 micro. Không thể vệ sinh bằng phương pháp thông thường (mở ra, cọ rửa bằng nước sạch)
Tuy nhiên, ở các máy chất lượng cao như Kangaroo, thường bố trí van xả tay bên cạnh van hạn chế nước thải nhằm giúp người tiêu dùng tự vệ sinh màng RO định kì. Khoảng 2 - 5 ngày nên mở van này khi máy bơm đang hoạt động. Lúc này, thay vì nước chảy qua màng RO, nước sẽ xả mạnh ra ngoài cuốn đi lưọng bám bẩn tích tụ trên bề mặt màng RO.
Hiện nay, hãng Bibus - AG (Thụy Sĩ) đã góp mặt thêm một sản phẩm quan trọng chống tắc màng RO. Đọc thêm: Van tự động rửa màng RO - giải pháp ưu việt nhất chống tắc màng RO.


4. Nước lọc bằng máy RO so sánh với nước đóng chai như thế nào?
Trả lời: An toàn hơn.
Trước hết, cần phải phân biệt có hai loại nước đóng chai: nước tinh khiết đóng chai và nước khoáng đóng chai. Trong trường hợp này ta sẽ so sánh với nước tinh khiết đóng chai.
Phần lớn các dây chuyền đóng chai, các loại máy lọc RO công suất lớn hiện nay dùng màng RO (công nghiệp) có chất lượng thấp hơn màng RO của máy dùng với quy mô gia đình.
Hiểm hoạ của nước đóng chai phát sinh từ chính các cơ sở sản xuất. Lượng chai lọ rất lớn thu hồi về không thể vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ. Tái sử dụng tối đa các loại lõi lọc, sử dụng các đường ống dẫn nước, vòi nước ... chất lượng thấp để giảm giá thành sản phẩm.


5. Uống nước qua máy lọc RO có bị thiếu khoáng chất không?
Trả lời: Về lý thuyết, việc uống nước tinh khiết sẽ gây ra thiếu những vi chất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, ở nhiều máy lọc mới hiện nay, để khắc phục nhược điểm này. Lõi lọc số 5, ngoài chức năng cân bằng độ PH còn có chức năng bổ xung các vi khoáng cần thiết cho cơ thể (khoảng 70.000 lít nước cháy qua)
Cũng không cần thiết phải lo lắng lắm. Ngoài nước, các thực phẩm người tiêu dùng sử dụng hàng ngày cũng bổ xung lượng chất khoáng rất lớn.
6. Nước sau máy lọc RO có thể uống luôn được không?
Trả lời: Dùng để uống luôn
Thực tế, việc uống luôn liên quan đến việc xử lý vi sinh (khử khuẩn). Để diệt khuẩn, có rất nhiều phương pháp: đun sôi, dùng đèn cực tím, dùng chất kháng khuẩn mạnh mẽ như bạc...nano bạc, xử lý ozon...
Màng RO là một cách khác để tách vi khuẩn. Kích thước màng khoảng 0,001 micro..trong khi đó vi khuẩn có kích thước khoảng 0,05 micro, lớn hơn rất nhiều kích thước màng... sẽ bị chặn lại phía bên ngoài và theo đường nước thải đi ra ngoài.
Công nghệ RO vượt lên trên các cách khử khuẩn trên là ngoài việc loại trừ vi khuẩn mà còn tách hẳn những chất độc hại như Asen, chì, thuỷ ngân... ra khỏi nước.


7. Có thể sử dụng phần nước thải được không?
Trả lời: Dùng rất tốt
Cần phải chú thích: đây là nước thải của màng RO chứ không phải nước thải thông thường. Màng RO đứng ở vị trí thứ 4 trong hệ thống lọc nước. Nước đầu vào, sau khi qua ba lõi lọc đã được xử lý hết cặn > 1 micro và mùi, thuốc trừ sâu... tới màng lọc RO, phần nước tinh khiết đi qua màng chứa và bình.. phần còn lại mang theo vi khuẩn, các vi khoáng độc hại theo đường nước thải đi ra ngoài.
Như vậy, nước thải của máy lọc sẽ sạch hơn nước cấp đầu vào. Có thể tái sử dụng vào việc khác hoặc quay trở lại bể ngầm, đổ đi..
Tuy nhiên, không dùng nước thải để nấu ăn, uống vì có thể nồng độ các chất độc hại đã tăng cao.


8. Để có 1 lít nước tinh khiết mất bao nhiêu lít nước thải?
Trả lời: Lượng nước thải ở máy mẫu cơ bản gấp khoảng 3 lần lượng nước tinh khiết.
Hiện nay đã có giải pháp van tiết kiệm nước (Giải pháp của Bibus - AG, áp dụng cho nguồn nước máy TDS < 150ppm, đã xử lý cứng) cho lượng nước thải chỉ nhỏ hơn 1 nửa so với cũ. Có thể lắp cho mọi loại máy RO gia đình. Đọc thêm: Van tiết kiệm nước cho máy RO..>>
Phiên bản nâng cấp, R10A.5T (hàng đặt - 18 lít/h) cũng cho tỉ số nước tinh khiết/thải chỉ còn 1/1,5
Trong thực tế sử dụng cần phải thường xuyên vệ sinh lõi lọc và màng RO để duy trì tỉ số này. Nếu như hệ thống quá bẩn, ít được vệ sinh, lượng nước thải sẽ nhiều hơn.


9. Dùng nước tinh khiết và nước khoáng đóng chai loại nào tốt hơn?
Trả lời: Không có câu trả lời chính xác cho câu này. Tuỳ theo mục đích cũng như nhu cầu sử dụng... mà các loại nước sẽ được lựa chọn khác nhau.
Theo quy định, nước khoáng không được đóng vào bình to, bởi sử dụng lâu hết nước khoáng sẽ biến chất, không có lợi cho sức khoẻ. Mỗi loại nước khoáng cũng chỉ cung cấp một số loại chất khoáng nhất định chứ không phải toàn bộ các chất khoáng mà cơ thể cần. Vì thế sử dụng lâu dài cũng không tốt, thậm chí một số trường hợp nhất định còn nguy hiểm (thừa chất khoáng này nhưng lại thiếu chất khoáng khác).

Về nguyên tắc, nước khoáng chủ yếu được dùng cho những người thiếu khoáng chất. Khi đó phải căn cứ vào từng bệnh cụ thể, để chỉ định dùng các loại khoáng chất khác nhau. Khi cơ thể mất nhiều nước tuyệt đối không nên cho con sử dụng nước khoáng vì nước này có những khoáng chất mà thận của trẻ sẽ không sử lý được. Uống nước khoáng trong một thời gian dài hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển nếu chỉ uống một loại chất khoáng lâu ngày sẽ chỉ được cung cấp một số chất , thiếu những chất khác, sẽ cản trở sự phát triển của trẻ . Đặc biệt không nên lấy nước khoáng để pha sữa cho vì có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian gây nguy hiểm.
Hiện tại, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh, nhưng căn cứ quy định về hàm lượng TDS trong nước uống (không quá 1.000 mg/lít), có thể hiểu rằng: Những sản phẩm với hàm lượng DTS dưới 1.000 mg/lít có thể dùng để giải khát thường xuyên, không giới hạn số lượng; Những sản phẩm chứa hơn 1.000 mg DTS/lít có thể dùng để chữa một số bệnh, hoặc bổ sung chất khoáng cho người lao động nặng và vận động viên (vì họ mất một lượng muối khoáng lớn qua mồ hôi). Tuy nhiên, nước này sẽ nguy hiểm cho người bị bệnh thận, sỏi túi mật, ngay người bình thường cũng không nên uống quá 500 ml/ngày.